Khác với các loại bảy màu khác, bảy màu rừng có khả năng thích ứng với các bệnh tật tốt hơn, dễ thích nghi với điều kiện thức ăn hạn chế mà vẫn đem lại màu sắc đẹp mắt. Tuy nhiên để có thể có một đàn cá đẹp, sinh sản thì chúng ta vẫn cần thỏa mãn các nhu cầu nhất định:
- Chất lượng nước.
- Thức ăn và lượng thức ăn hàng ngày.
- Không gian sống của cá trong bể.
- Số lượng cá thể tối ưu.
- Tỷ lệ đực cái.
- Đầu tiên nên nói về chất lượng nước. Cá ăn, ở, đi vệ sinh và sinh sản trong cùng một môi trường nước, mặc dù bảy màu thích nước cũ nhưng nước bẩn sẽ khiến cá sinh bệnh tật, không phát triển tốt để lộ ra những vẻ đẹp tối ưu mà ta cần. Tốt nhất là bể càng nhiều nước càng tốt, 1 tuần thay 1 lần hoặc thay khi có dấu hiệu nước đục nhưng các bạn chú ý chỉ thay 1/3 đến 1/2 nước là cùng. Theo kinh nghiệm bản thân thì cá bảy màu rừng chết vì sốc nước nhiều hơn là vì bệnh tật, đặc biệt là những cá mái mới sinh sản thì việc thay nước mới dẫn dễ đến cá bị nấm, bỏ ăn hoặc bị đi phân trắng, xuất huyết hậu môn do sốc nước.
- Thức ăn là vấn đề muôn thưở của người nuôi cá. Bảy màu rừng là loại rất dễ trong vấn đề ăn uống, thậm chí ở 1 số điều kiện nghèo nàn cá chỉ cần rỉa rêu bám thành bể cũng tồn tại được. Tất nhiên những cá thể như vậy không thể nào cho ra được những màu sắc đẹp. Thức ăn tốt nhất của cá bảy màu rừng là các loại thức ăn tươi sống, giàu đạm như trùn chỉ, bo bo, bọ gậy ( loại vừa miệng cá ), nếu khó khăn trong việc kiếm nguồn thức ăn tươi sống bạn có thể cho cá ăn thức ăn dạng viên công nghiệp tuy nhiên loại này cá lớn chậm và màu sắc kém tươi hơn, thức ăn công nghiệp có thể dùng cho cá nhỏ trong 1 tuần đầu đến khi đủ lớn để ăn các loại mồi tươi sống khác. Cho ăn hàng ngày có thể chia làm 2 bữa nếu có thời gian hoặc 1 lần nếu thời gian hạn hẹp, nên cho ăn khi vẫn có ánh sáng đầy đủ và cho một lượng thức ăn vừa phải cá ăn hết ta lại cho thêm đến khi cá không muốn ăn nữa thì dừng. Ghi nhớ lượng thức ăn cần thiết và cho ăn đều đặn hàng ngày, bảy màu rừng nên được bỏ đói 1 ngày trong tuần để hệ tiêu hóa của chúng đào thải hết các chất dư thừa và cá sau 1 ngày đói sẽ tích cực hơn trong lần ăn tiếp theo( không áp dụng với các cá mái sắp sinh sản ).
- Nên kiếm các loại thủy sinh để thả vào bể cùng với bảy màu rừng vừa tạo vi sinh vật cho cá nhỏ vừa lọc bớt các chất cặn bã giúp công việc vệ sinh bể dễ dàng hơn. Có thể bố trí các chỗ trú náu cho cá nhỏ tuy nhiên nên chú ý cá có thể mắc kẹt và chết trong đó.
- Về vấn đề số lượng quần thể, nếu có máy lọc và bể kích thước lớn bạn có thể nuôi nhiều cá hơn tuy nhiên theo cá nhân thì nên nuôi cá với số lượng vừa phải, hạn chế các loại lọc gây ồn và dòng chảy mạnh dễ làm cá có vấn đề tâm lý. Hơn nữa khi ngắm bể cá của mình chắc hẳn bạn thích thấy rõ từng cá thể hơn là 1 đám cá bu kín như mắc lưới ngư dân :).
- Vì bảy màu rừng cá đực có màu sắc đẹp hơn nên để số lượng cá đực lớn hớn cá mái theo tỷ lệ 3 : 1 nếu bạn để trưng bày. Còn nếu có ý định để bầy cá sinh sản thì nên để tỷ lệ đực mái là 1 : 2.
Wonderful article, thanks for putting this together! This is obviously one great post. Thanks for the valuable information and insights you have so provided here.
NUOi